Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc

Tên ngành đào tạo tiếng Anh : Performing arts of traditional dance

Mã ngành : 5210207

Trình độ đào tạo : Trung cấp

Hình thức đào tạo : Chính quy

Thời gian đào tạo : 04 năm

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tư tưởng, tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, mang tính khái quát nghệ thuật cao để diễn đạt những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng tới khán giả.

Diễn viên múa đã dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật, nhịp điệu và thực hiện theo ý tưởng của người biên đạo múa. Do vậy, cơ thể của người Diễn viên múa rất uyển chuyển, họ biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Diễn viên múa thường biểu diễn trong các nhà hát, sân khấu và đài truyền hình.

Sinh viên theo học ngành Diễn viên múa tại các trường đào tạo múa chuyên nghiệp được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa trong và ngoài nước. Người học được đào tạo một cách bài bản theo hệ thống chương trình, giáo trình xây dựng. Ngoài ra, sinh viên còn được học về kỹ thuật biểu diễn trong các tác phẩm múa, thu hút người xem; khả năng ứng biến với những vấn đề trên sân khấu, giải quyết những tình huống múa trong quá trình tham gia biểu diễn.

Diễn viên biểu diễn múa trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các môn múa ở nước ngoài và trong nước như: múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa Dân gian Việt Nam, múa Cổ điển Việt Nam, múa đôi (Duo), múa Tính cách nước ngoài, Kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa, đáp ứng yêu cầu trình độ theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các bộ môn múa trên được phổ cập rộng rãi ở trong nước và nước ngoài, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong biểu diễn múa chuyên nghiệp. Do vậy, biểu diễn múa có thể phân loại thành 02 nghề chính phù hợp với ngành Diễn viên múa, đó là: Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc.

Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa hoạt động trong các Nhà hát, Đoàn Ca Múa Nhạc tổng hợp hoặc thành lập nhóm riêng hoạt động tự do trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo của các doanh nghiệp của Nhà nước và tư nhân…

Người học sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học trình độ đại học tại các học viện, trường đại học có đào tạo về ngành: Diễn viên múa, Biên đạo múa và Huấn luyện múa hoặc tham gia các hoạt động dàn dựng, trình diễn tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3.555 giờ - 148 tín chỉ (Tương đương: 04 năm theo đào tạo niên chế)

2. Kiến thức

  • Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như: xướng âm, hình thức âm nhạc, nhạc lý cơ bản;

  • Có kiến thức cơ bản về biểu diễn múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa đôi (Duo) và múa Tính cách của nước ngoài; về biểu diễn múa Dân gian Việt Nam và múa Cổ điển Việt Nam trong chương trình đào tạo Trung cấp chính quy của khóa học;

  • Xác định được các kiến thức, kỹ thuật múa của chuyên ngành cơ bản để luyện tập, thực hiện được các vai diễn trong tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa đạt yêu cầu đề ra;

  • Nắm được các kỹ thuật cơ bản của ngành, nghề, các kỹ thuật kỹ xảo trong biểu diễn múa để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

  • Có kỹ năng về các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật hóa trang, trang phục...;

  • Liệt kê được các loại trang thiết bị phục vụ cho biểu diễn và luyện tập chuyên ngành múa, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại đạo cụ chủ yếu sử dụng trong biểu diễn múa.

  • Biết được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

  • Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa Dân gian Việt Nam, múa Cổ điển Việt Nam, múa đôi (Duo), múa Tính cách nước ngoài và kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa;

  • Thực hiện được các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của các môn múa đã được học trong chương trình đào tạo;

  • Trình diễn được các kỹ thuật cơ bản trong các thể loại múa đơn, múa đôi, múa ba người và múa tập thể;

  • Thể hiện được kỹ năng, kỹ thuật cơ bản thành thạo trong biểu diễn tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa...;

  • Biểu diễn được các tác phẩm múa trong và ngoài nước với nhiều phong cách khác nhau;

  • Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

  • Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

  • Có kỹ năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

  • Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học;

  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

  • Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động biểu diễn chuyên môn ở quy mô trung bình.

  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm luyện tập và biểu diễn múa; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa hoặc trưởng nhóm múa.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc:

  • Diễn viên múa Cổ điển châu Âu;

  • Diễn viên múa Đương đại;

  • Diễn viên múa Dân gian Việt Nam;

  • Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam.

  • Tham gia hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

  • Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên múa chuyên nghiệp, trình độ Trung cấp và có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

  • Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

II. DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CHO TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Tên vị trí việc làm A: Múa Dân gian Việt Nam

  • Diễn viên múa Dân gian Việt Nam là người biểu diễn các tác phẩm múa của dân tộc Việt Nam với phong phú về thể loại và phong cách khác nhau. Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc tham gia thực hiện các chương trình Nghệ thuật trình diễn như: chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các chương trình Lễ hội, Festival trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Dân gian Việt Nam là: luyện tập quy cách động tác, kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa chuyên nghiệp trong các Nhà hát Ca múa nhạc, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và địa phương, Đoàn văn công quân đội, công an...Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Vũ đoàn, nhóm múa trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh của Nhà nước và tư nhân.

2. Tên vị trí việc làm B: Múa Cổ điển Việt Nam

  • Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam là người biểu diễn các tác phẩm múa mang hơi thở, tâm hồn của con người Việt Nam, trong đó với nhiều phong cách khác nhau, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức phản ánh nội dung, tư tưởng về Dân tộc Việt Nam. Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam thường tham gia thực hiện các chương trình Nghệ thuật như: chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các chương trình Lễ hội, Festival trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam là: luyện tập kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo và tổng đạo diễn chương trình; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa chuyên nghiệp trong các Nhà hát Ca múa nhạc, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và địa phương, Đoàn văn công quân đội, công an, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm nghệ thuật đương đại…; Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Đài phát thanh truyền hình; Vũ đoàn, nhóm múa trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh của Nhà nước và tư nhân.

3. Tên vị trí việc làm C: Múa Đương đại

  • Diễn viên múa Đương đại là người biểu diễn các tác phẩm múa đương đại. Diễn viên múa Đương đại thường biểu diễn ở các chương trình nghệ thuật như: một vở đương đại độc lập, chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các Festival, cuộc thi Tài năng trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Đương đại là: luyện tập tác phẩm múa, kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa Đương đại trong các Nhà hát Vũ kịch, Nhà hát Đương đại, các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, Đoàn văn công quân đội, công an, Đài phát thanh truyền hình… Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân...

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát Vũ kịch, Nhà hát Đương đại, các đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Đài phát thanh truyền hình; trong các vũ đoàn, nhóm múa tư nhân.

  • Múa Đương đại là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bậc đào tạo trung cấp, đại học diễn viên múa.

  • Môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức chung về nghệ thuật múa Đương đại, giải phóng cơ thể, nắm bắt và cảm nhận được sự chuyển động của cơ thể trong nhịp điệu và không gian. Tăng cường khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; thực hành các kỹ năng múa tương tác, múa bắt chước, múa ngẫu hứng và tư duy sáng tạo nghệ thuật.