HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM
Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng Nghệ thuật Múa
✆ +84 (243) 764 3546 ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
Chuyên ngành Huấn luyện múa dân gian dân tộc
Chuyên ngành: Huấn luyện múa dân gian dân tộc
Mã chuyên ngành: 7210244HD
Thuộc ngành đào tạo: Huấn luyện múa (Pedagogy of dance/Dance Teaching)
Mã ngành: 7210244
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 04 năm
1. MỤC TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Huấn luyện múa chuyên nghiệp ở trình độ đại học, có kỹ năng, phương pháp huấn luyện, đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp các chuyên ngành Diễn viên kịch múa, Diễn viên múa dân gian dân tộc Việt Nam, Diễn viên múa đương đại, Diễn viên múa truyền thống Việt Nam… Cung cấp nguồn nhân lực giáo viên Huấn luyện múa chuyên nghiệp, chuyên sâu chuyên ngành múa dân gian dân tộc Việt Nam giảng dạy và làm việc tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa, nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa trên toàn quốc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Phẩm chất đạo đức
Có đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh, lập trường chính trị tư tưởng đúng đắn, khách quan khi thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
Có ý thức tổ chức lao động, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của đơn vị sử dụng nhân lực; có trách nhiệm công dân đối với xã hội, có ý thức cộng đồng.
Có thái độ cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
Có ý thức cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
1.2.2. Kiến thức
Hoàn thành khối lượng kiến thức toàn khóa trong thời gian đào tạo 04 năm, gồm: 121 tín chỉ (chưa tính số tiết Giáo dục quốc phòng an ninh và Giáo dục thể chất). Trong đó:
+ Khối lượng kiến thức đại cương: 34 tín chỉ.
+ Khối lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 87 tín chỉ (29 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 49 tín chỉ kiến thức ngành, 02 tín chỉ chuyên đề, 03 tín chỉ thực tập nghề nghiệp, 04 tín chỉ viết khóa luận và thi tốt nghiệp).
Có kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên sâu về huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam.
Nắm vững kiến thức cơ bản chuyên ngành Huấn luyện múa; các phương pháp huấn luyện cơ bản ngành diễn viên múa, chuyên sâu chuyên ngành Huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam để thực hành nghề nghiệp và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, lý luận phê bình múa.
Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các qui luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực nghệ thuật múa để phát triển kiến thức mới; có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
Có kiến thức cơ bản về lịch sử sân khấu, lịch sử nghệ thuật múa, phân tích tác phẩm múa, kiến thức âm nhạc, tâm lý học nghệ thuật… để bổ trợ cho công việc huấn luyện múa.
Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và trao đổi thông tin.
Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
1.2.3. Kỹ năng
1.2.3.1. Kỹ năng cứng
Có kỹ năng giảng dạy, huấn luyện các bộ môn múa như: múa dân gian dân tộc Việt Nam, cổ điển châu Âu, múa truyền thống Việt Nam, múa đương đại.
Có kỹ năng ứng dụng và thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghệ thuật múa (ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện vấn đề nghiên cứu, thu phập thông tin, xây dựng và trình bày các bài nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học…)
1.2.3.2. Kỹ năng mềm
Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong hoạt động múa.
Có kỹ năng tổ chức lớp học múa, huấn luyện múa ở các chuyên ngành diễn viên múa dân gian dân tộc Việt Nam
Có kỹ năng thích ứng, vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Huấn luyện múa trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực huấn luyện múa.
Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong chương trình tiếng Anh chuyên ngành múa.
1.2.4. Thái độ
Có đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh, lập trường chính trị tư tưởng đúng đắn, khách quan khi thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.
Có ý thức tổ chức lao động, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của đơn vị sử dụng nhân lực; có trách nhiệm công dân đối với xã hội, có ý thức cộng đồng.
Có thái độ cầu thị, học hỏi nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
1.2.5. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Huấn luyện, giảng dạy nghệ thuật múa ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật múa chuyên nghiệp, các nhà hát, đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.
2. CHUẨN ĐẦU RA
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng an ninh theo qui định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp trình độ đại học ngành Huấn luyện múa phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
2.1. Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về lý thuyết, thực hành ngành Huấn luyện múa và chuyên ngành Huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam
Nắm vững các phương pháp giảng dạy chuyên ngành Huấn luyện múa để thực hành nghề nghiệp, có thể giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, lý luận phê bình múa.
Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các qui luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực nghệ thuật múa để phát triển kiến thức mới; có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
Có kiến thức cơ sở ngành để bổ trợ cho công việc huấn luyện múa.
Có kiến thức ngoại ngữ để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Kỹ năng cứng
Có kỹ năng chuyên sâu chuyên ngành huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam
Có kỹ năng cơ bản huấn luyện múa cổ điển châu Âu.
Có kỹ năng cơ bản huấn luyện múa truyền thống Việt Nam.
Có kỹ năng cơ bản huấn luyện múa đương đại.
Có kỹ năng tổ chức lớp học múa ở các chuyên ngành.
Có kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành.
2.2.2. Kỹ năng mềm
Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong hoạt động nghệ thuật múa.
Có kỹ năng thích ứng, vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Huấn luyện múa trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực huấn luyện múa.
Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong chương trình ngoại ngữ Tiếng Anh chuyên ngành múa. (Cần bổ sung hệ thống từ vựng chuyên ngành Múa)
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dạy học về chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện múa. Cụ thể là: Nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công dạy; biết lập kế hoạch giảng dạy; biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh; có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...
Có năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp; biết sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân học sinh như: về thể chất, tâm lý, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập...
Có năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Cụ thể là: Biết giao tiếp với học sinh, phụ huynh, với đồng nghiệp và với cộng đồng; cởi mở, thân thiện, gây được niềm tin với đối tượng giao tiếp; biết lắng nghe kiềm chế bản thân…
Có năng lực phát triển nghề nghiệp; biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn và có phương pháp, kỹ năng tự học; biết phát hiện vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và nghiên cứu đưa ra giải pháp giải quyết.
2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ); tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.5. Các chương trình, tài liệu mà trường tham khảo
Thông tư số 07/2015/TT-BGDDT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Chương trình khung ngành Huấn luyện múa, ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sử dụng các tài liệu của ngành múa Việt Nam.
Sử dụng các tài liệu về nghệ thuật múa của Liên bang Nga, Pháp, Anh, Úc, Trung Quốc...
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
Khối lượng kiến thức toàn khóa trong thời gian đào tạo 04 năm, gồm: 121 tín chỉ (chưa tính số tiết Giáo dục quốc phòng an ninh và Giáo dục thể chất).
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
4.1. Đối tượng tuyển sinh và điều kiện dự tuyển
4.1.1. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh là công dân Việt Nam và thí sinh người nước ngoài có đủ các điều kiện theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định riêng của Học viện Múa Việt Nam về đào tạo ngành nghệ thuật đặc thù; yêu thích nghệ thuật múa và có năng khiếu múa.
Đã tốt nghiệp từ trình độ trung cấp trở lên các ngành thuộc nhóm ngành múa và đã hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông).
4.1.2. Điều kiện dự tuyển
Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; có ngoại hình và năng khiếu múa đáp ứng được yêu cầu của các ngành/chuyên ngành đào tạo.
Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
4.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên toàn quốc.
4.3. Phương thức tuyển sinh
4.3.1. Vòng sơ tuyển: Không thi sơ tuyển.
4.3.2. Vòng chung tuyển
Phương thức tuyển sinh kết hợp thi tuyển 02 môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn theo tổ hợp M03.
a) Tổ hợp môn thi tuyển
Môn năng khiếu 1: Kỹ thuật cơ bản múa (hệ số 1)
Thí sinh thực hiện tổ hợp múa cổ điển châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam và múa đương đại theo đề thi.
Môn năng khiếu 2: Biên bài huấn luyện múa (hệ số 2)
Thí sinh biên bài huấn luyện múa và thực hành thị phạm theo đề thi (thí sinh chọn một trong ba thể loại: múa cổ điển châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam hoặc múa đương đại).
Môn chính: Biên bài huấn luyện múa.
b) Môn xét tuyển
Ngữ văn (môn văn hóa, là môn điều kiện, đạt từ 5,0 điểm trở lên): xét tuyển điểm môn Ngữ văn lớp 12 đối với chương trình đào tạo văn hóa THPT hoặc điểm môn Ngữ văn (nếu có nhiều học phần thì xét điểm của học phần cuối) trong chương trình đào tạo trung cấp.
Đối với thí sinh người nước ngoài, phải dự thi môn Tiếng Việt, theo đề thi của Học viện Múa Việt Nam.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
5.1. Quy trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thực hiện trong 04 năm, gồm 08 học kỳ, trong đó 07 học kỳ (từ học kỳ 1 đến học kỳ 7) tích lũy kiến thức tại Học viện, 01 học kỳ (học kỳ 8) thực tập nghề nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp.
5.2. Điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
Người học có đủ các điều kiện theo Điều 14, Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp. Cụ thể:
5.2.1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
5.2.2. Cấp bằng tốt nghiệp
Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được Giám đốc Học viện ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
5.2.3. Xếp hạng tốt nghiệp
Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định trong Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy chế, quy định đào tạo của Học viện Múa Việt Nam, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
5.2.4. Gia hạn thời gian xét công nhận tốt nghiệp
Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
5.2.5. Công nhận kết quả học tập đối với sinh viên không tốt nghiệp
Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
6. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Quy trình và phương thức đánh giá, tính điểm học phần; đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học; công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ thực hiện theo các quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy chế, quy định đào tạo của Học viện Múa Việt Nam.
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
A. Kiến thức giáo dục đại cương
I. Kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc
ĐC0301: Triết học Mác Lênin
ĐC0202: Kinh tế chính trị Mác Lênin
ĐC0203: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐC0204: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐC0205: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐC0206: Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐC0207: Pháp luật đại cương
ĐC0308: Cơ sở văn hóa Việt Nam
ĐC0309.1: Ngoại ngữ (Tiếng Anh 1)
ĐC0409.2: Ngoại ngữ (Tiếng Anh 2)
ĐC0310: Tin học đại cương
GDTC: Giáo dục thể chất
QPAN: Giáo dục quốc phòng an ninh
II. Kiến thức giáo dục đại cương tự chọn
ĐC1351: Mỹ học đại cương
ĐC1352: Lịch sử văn học
ĐC1353: Lịch sử văn minh thế giới
B. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
I. Kiến thức cơ sở ngành
1. Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc
CS0301: Lịch sử sân khấu
CS0402: Lịch sử nghệ thuật múa
CS0303: Phân tích tác phẩm múa
CS0505: Kiến thức âm nhạc
CS0207: Tâm lý học nghệ thuật
2. Kiến thức cơ sở ngành tự chọn
CS1351: Kỹ thuật múa đôi
CS1352: Múa tính cách nước ngoài
CS1353: Múa truyền thống Việt Nam
CS1354: Múa đương đại
CS1355: Múa phương Đông
II. Kiến thức ngành
HL0302.1: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 1
HL0302.2: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 2
HL0302.3: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 3
HL0302.4: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 4
HL0502.1: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 5
HL0502.2: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 6
HL0502.3: Phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam 7
HL0301.1: Phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu 1
HL0301.2: Phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu 2
HL0301.3: Phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu 3
HL0301.4: Phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu 4
HL0303.1: Phương pháp huấn luyện múa đương đại 1
HL0303.2: Phương pháp huấn luyện múa đương đại 2
HL0303.3: Phương pháp huấn luyện múa đương đại 3
Theo dõi fanpage Tuyển sinh Học viện Múa Việt Nam (https://www.facebook.com/tshvmvn) hoặc trang Tuyển sinh để cập nhật thông tin tuyển sinh
ngành đào tạo
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP