HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM

Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng Nghệ thuật Múa

✆ +84 (243) 764 3546   ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
















Chuyên ngành Biên đạo múa sự kiện 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 

1.1. Mục tiêu chung 

Chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa sự kiện trình độ Đại học nhằm đào tạo Cử nhân Biên đạo múa sự kiện, đáp ứng nhu cầu về Biên đạo múa hoạt động trong môi trường nghệ thuật quần chúng, sự kiện văn hóa và sự nghiệp phát triển nền Nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Phẩm chất đạo đức 

1.2.2. Kiến thức 

1.2.2.1: Kiến thức chuyên môn 

a. Kiến thức cơ sở ngành 

Những kiến thức về: Lịch sử sân khấu; Lịch sử nghệ thuật múa; Phân tích tác phẩm múa; Kiến thức âm nhạc; Nghệ thuật chiếu sáng; Quản lý sự kiện văn hóa… trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, cốt lõi nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về nghệ thuật múa và các nghệ thuật khác bổ trợ cho múa; Hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm múa: Nắm vững hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các sự kiện văn hóa. 

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện về hệ thống động tác, ngôn ngữ động tác, tính chất, phong cách, nét văn hoá đặc trưng của Khiêu vũ thể thao; Múa đương đại; Múa cổ điển châu u; Múa dân gian dân tộc Việt Nam; Múa truyền thống Việt Nam; Kỹ thuật múa đôi; Múa tính cách nước ngoài. 

b. Kiến thức ngành: 

Mục tiêu về kiến thức chuyên sâu của Biên đạo múa sự kiện là sáng tác ra các tác phẩm múa phục vụ cho các sự kiện văn hóa xã hội, nghệ thuật quần chúng, hội diễn không chuyên; Phương pháp tiếp cận với các thể loại, đề tài, hình thức múa bằng các kiến thức chuyên sâu về: Kết cấu múa nước ngoài; Kết cấu múa dân gian dân tộc Việt Nam; Nghệ thuật biên đạo múa. 

1.2.2.2. Năng lực nghề nghiệp

1.2.3. Kỹ năng 

Nắm vững các kỹ năng, phương pháp sáng tạo, tiếp cận đề tài, xây dựng ý tưởng phù hợp với các loại hình, hình thức, thể loại: phụ họa, minh họa, dàn dựng chương trình, tiết mục múa độc lập đáp ứng nhu cầu của xã hội và các sự kiện văn hóa. 

1.2.3.1. Kỹ năng cứng 

1.2.3.2. Kỹ năng mềm 

1.2.4. Thái độ 

1.2.5. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp 

Đảm nhận công việc biên đạo múa sự kiện ở các trung tâm văn hóa, đơn vị doanh nghiệp chuyên về sự kiện văn hóa, công ty tổ chức sự kiện, đơn vị nghệ thuật bán chuyên nghiệp; Quản lý tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự kiện, lễ hội. 

2. CHUẨN ĐẦU RA 

2.1. Kiến thức 

2.2. Kỹ năng 

2.2.1. Kỹ năng cứng 

2.2.2. Kỹ năng mềm 

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 

2.4. Cơ hội nghề nghiệp 

2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường 

2.6. Các chương trình, tài liệu tham khảo 

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA 

Toàn bộ khối lượng Chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa sự kiện sẽ được tổ chức thực hiện trong 4 năm (phân bổ trong 8 học kỳ). Gồm có: 135 tín chỉ (2955 tiết), chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng-an ninh (8 tín chỉ). 

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 

Công dân Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp THPT, THBT (Trung tâm giáo dục thường xuyên); có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật; có đủ sức khỏe học tập, không ở thời kỳ bị kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hay truy tố trong thời gian thi hành án. 

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP 

5.1. Quy trình đào tạo 

Chương trình đào tạo được thực hiện trong 04 năm gồm 08 học kỳ, trong đó 07 học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện, 01 học kỳ thực tập nghề nghiệp, làm Tiểu luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp. 

5.2. Điều kiện tốt nghiệp 

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học. 

6. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ 

6.1. Phương pháp đánh giá học phần 

Đánh giá và tính điểm học phần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học.

+ Kiểm tra – đánh giá quá trình: Đối với học phần nhỏ hơn 2 tín chỉ có một điểm đánh giá trọng số 40%. Đối với học phần lớn hơn 2 tín chỉ có hai điểm đánh giá trong đó điểm đánh giá nhận thức, thái độ tham gia thảo luận, bài tập, thực hành (hoặc tự học, tự nghiên cứu) trọng số 10% và điểm đánh giá giữa kỳ trọng số 30% 

+ Điểm thi kết thúc: 60%. 

6.2. Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học 

a) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học; 

b) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ; c) Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó. 

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

A. Kiến thức giáo dục đại cương 

I. Kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc

II. Kiến thức giáo dục đại cương tự chọn

B. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

I. Kiến thức cơ sở ngành 

1. Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc 

2. Kiến thức cơ sở ngành tự chọn 

II. Kiến thức ngành 

III. Chuyên đề 

Theo dõi fanpage Tuyển sinh Học viện Múa Việt Nam (https://www.facebook.com/tshvmvn) hoặc trang Tuyển sinh để cập nhật thông tin tuyển sinh