HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM
Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng Nghệ thuật Múa
✆ +84 (243) 764 3546 ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
✆ +84 (243) 764 3546 ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên Học viện Múa Việt Nam”
28/12/2020
Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
Ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại Phòng họp C2, Học viện Múa Việt Nam đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên Học viện Múa Việt Nam” của chủ nhiệm đề tài ThS Lý Thị Thanh Xuân.
Tới dự buổi nghiệm thu có TS Bạch Mỹ Trinh – Phó trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế phụ trách công tác Nghiên cứu khoa học của Học viện, các nhà khoa học trong Học viện Múa Việt Nam quan tâm tới đề tài và những thành viên trong Hội đồng nghiệm thu theo quyết định số 408/QĐ-HVMVN ngày 08 tháng 12 năm 2020 do TS Trần Văn Hải – Q. Giám đốc Học viện Múa Việt Nam ký quyết định. Hội đồng bao gồm:
1. TS, NSƯT Trần Văn Hải – Q. Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng.
2. TS Phạm Thanh Giang – Trưởng khoa Âm nhạc - Ủy viên phản biện 1.
3. ThS Nguyễn Xuân Trường – Trưởng phòng Công tác Học sinh, sinh viên – Ủy viên phản biện 2.
4. ThS Cao Thị Phương Nhung – giảng viên khoa Văn hóa&Kiến thức cơ bản - Ủy viên.
5. TS Phạm Xuân Thu – Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế – Thư ký hội đồng.
Đề tài “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên Học viện Múa Việt Nam”
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.
Hiện nay ở Học viện Múa Việt Nam, thời gian chính khóa cho môn học Pháp luật theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành là có giới hạn, còn ít. Thời gian ngoại khóa tìm hiểu về pháp luật cũng chưa được nhiều vì các em còn nhiều các hoạt động khác phải tham gia. Vì vậy, sự hiểu biết của học sinh, sinh viên Học viện Múa Việt Nam về pháp luật chưa cao.
Vì những lí do đó, đề tài được thực hiện là rất cần thiết. Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung được triển khai gồm 03 chương.
Đề tài có ưu điểm: đã nêu được một số khái niệm cơ bản, văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Khái quát thực trạng cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Múa Việt Nam hiện nay. Chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng đó. Trên cơ sở thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Múa Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra một số phải pháp phù hợp để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Học viện Múa Việt Nam sao cho công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh các ưu điểm đó thì đề tài cũng có một số nội dung cần chỉnh sửa như: Lỗi kỹ thuật khá nhiều; thiếu một số khái niệm căn bản cần bổ sung; cấu trúc lại chương 2 và 3 cho logic, chặt chẽ; danh mục tài liệu tham khảo còn thiếu các thông tin theo quy định,….
Sau khi thảo luận, thống nhất, Hội đồng bỏ phiếu đánh giá 5/5 phiếu (chiếm 100%) đề tài xếp loại: Đạt nhưng cần chỉnh sửa.