HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM
Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng Nghệ thuật Múa
✆ +84 (243) 764 3546 ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
✆ +84 (243) 764 3546 ✉ hvmvn@vnad.edu.vn
Nghiệm thu giáo trình đào tạo tài năng “Kiến thức âm nhạc trong đào tạo Múa”
20/01/2020
Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, tại Phòng họp C2, Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu giáo trình đào tạo tài năng: “Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa” của chủ biên, TS Phạm Thanh Giang - Trưởng khoa Âm nhạc.
Tới dự buổi nghiệm thu có các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, bao gồm:
1. TS. NSƯT Trần Văn Hải - Q. Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng.
2. TS.NGƯT Nguyễn Thúy Nga - Chủ tịch Hội đồng trường - Phản biện 1.
3. TS. Lê Hải Minh - Phó Giám đốc Học viện Múa Việt Nam - Phản biện 2.
4. Ths. Hà Thái Sơn - Phó trưởng Khoa Huấn luyện Múa - Ủy viên.
5. Ths. Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng Khoa Diễn viên Múa - Ủy viên.
6. TS. Bạch Mỹ Trinh - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế - Ủy viên.
7. Ths. Cao Thị Phương Nhung - Giảng viên khoa Văn hóa & Kiến thức cơ bản – Thư kí.
Học viện Múa Việt Nam mới được nâng cấp lên từ trường Cao đẳng Múa Việt Nam ngày 03 tháng 01 năm 2019. Công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh nhiệm vụ đào tạo của Học viện trong thời gian tới. Mục đích là nâng cao trình độ nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên; ứng dụng các đề tài vào nâng cao chất lượng dạy và học trong Học viện. Giáo trình đào tạo tài năng “Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa” là giáo trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng Học viện Múa Việt Nam. Hiện nay trong hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, chưa có cuốn giáo trình nào về “Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa”. Vì vậy, cuốn giáo trình này nếu nhóm tác giả thực hiện bằng tâm huyết, làm việc nghiêm túc, khoa học thì đây sẽ là cuốn giáo trình được sử dụng là giáo trình chính thống trong đào tạo tài năng múa trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.
Giáo trình đào tạo tài năng “Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa”
Giáo trình có ưu điểm: đã nêu được một số khái niệm cơ bản như khái niệm “âm nhạc”, “xướng âm”, “hình thức âm nhạc”,… , đưa vào giáo trình một số tác phẩm âm nhạc phục vụ cho múa. Phần cơ sở lí luận của giáo trình viết tốt hơn các nội dung còn lại.
Bên cạnh các ưu điểm đó thì giáo trình cũng có một số nội dung cần chỉnh sửa như: Lỗi kỹ thuật khá nhiều; thiếu một số khái niệm căn bản cần bổ sung; cấu trúc lại các chương cho phù hợp; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục cần để ở phần cuối cùng của giáo trình, bổ sung thêm các tác phẩm âm nhạc kinh điển dùng trong múa Cổ điển Châu Âu, cần trình bày giáo trình theo đúng quy cách Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2017.
Sau khi thảo luận, thống nhất, 100% thành viên Hội đồng nhất trí nghiệm thu giáo trình với kết quả: Đạt nhưng cần chỉnh sửa.