HỌC VIỆN MÚA VIỆT NAM

Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng Nghệ thuật Múa

✆ +84 (243) 764 3546   ✉ hvmvn@vnad.edu.vn




Giao lưu, hợp tác với Trung tâm Văn hoá Ấn Độ

03/02/2023

TS. NGƯT Nguyễn Thuý Nga


Sáng ngày 2/2/2023, Ban lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã có buổi làm việc với TS.Monica Sharma – Giám đốc Trung tâm văn hoá, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội về việc giao lưu, hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ thông qua nghệ thuật Múa. Đây là sự kiện quan trọng tiến tới hợp tác lâu dài giữa hai bên trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Về phía Học viện Múa Việt Nam có sự tham dự của TS.NSƯT Trần Văn Hải – Bí thư Đảng uỷ, Q.Giám đốc Học viện; TS.NGƯT Nguyễn Thuý Nga – Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường; TS.Lê Hải Minh – Phó Giám đốc phụ trách Đào tạo; ThS.Trần Văn Tuấn – Đảng uỷ viên, Phó Giám đốc phụ trách Hành chính, Tổng hợp; ThS.Bùi Thanh Tú – Trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế; ThS.Trịnh Minh Ngọc, ThS.Trương Thị Ngọc Bích và ThS.Nguyễn Mạnh Hùng – Phó trưởng khoa Diễn viên Múa. 

Tại buổi làm việc, TS.NSƯT Trần Văn Hải – Bí thư Đảng uỷ, Q.Giám đốc Học viện Múa Việt Nam đã bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi và khẳng định Học viện Múa Việt Nam và Trung tâm văn hoá Ấn Độ tại Hà Nội đã có mối liên hệ và giao lưu văn hoá về nghệ thuật Múa từ nhiều năm qua. Đến nay, mối quan hệ đó vẫn được tiếp nối và trở thành nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác toàn diện cho những năm tiếp theo giữa hai bên. TS.NSƯT Trần Văn Hải đã thân mật trao đổi với TS.Monica Sharma về định hướng trong công tác hợp tác giữa Học viện với Trung tâm văn hoá Ấn Độ về việc hai bên sẽ tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, cụ thể:

Bày tỏ vui mừng khi đến làm việc với Học viện Múa Việt Nam và nhận được sự tiếp đón thân tình của Ban lãnh đạo Học viện, TS.Monica Sharma đã nhất trí với những ý kiến đề xuất của TS.NSƯT Trần Văn Hải.

Tình hữu nghị Việt Nam và Ấn Độ đã được duy trì sâu sắc và phát triển bền vững hơn 50 năm qua trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giao lưu văn hoá nói chung và nghệ thuật múa nói riêng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Nghệ thuật múa là ngôn ngữ không biên giới, là đường dây kết nối văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới, qua đó để hội nhập quốc tế cùng nhau phát triển. 

Hợp tác, giao lưu, tìm hiểu nghệ thuật múa của các nước có nền văn hoá giàu mạnh là mong muốn của Ban lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam trong định hướng phát triển Học viện trong tương lai. Trên tinh thần đó, việc hợp tác với Trung tâm văn hoá Ấn Độ trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học là bước khởi đầu để Học viện Múa Việt Nam tiếp tục có những hoạch định trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác, giao lưu văn hoá, trao đổi về nghệ thuật múa với các nước tiên tiến trên thế giới.